Tiêu chuẩn xuất khẩu cà phê phổ biến

5 tiêu chuẩn phổ biến trong các hợp đồng xuất khẩu cà phê

 

• Độ ẩm (M – Moisture): nhỏ hơn hoặc bằng 12,5%
• Tỷ lệ nhân lỗi hạt đen, vỡ (BB – Black& Broken beans): 2% max
• Tỷ lệ tạp chất (FM – Foreign Matter): 0.5 % max
• Quy cách đóng gói, bảo quản (Packaging): bao PP hoặc Jute bag – 60kg
• Khối lượng: 1 container 20ft (19,2 tấn)

Tiêu chuẩn xuất khẩu cà phê sang Mỹ

Xuất khẩu cà phê thị trường Mỹ
Bên cạnh những rào cản kỹ thuật về tiêu chuẩn xuất khẩu cà phê như mô tả bên trên. Theo luật hiện đại hóa an toàn vệ sinh thực phẩm của Mỹ, cứ 2 năm một lần, các đơn vị xuất khẩu thực phẩm của Việt Nam sang Mỹ phải đăng ký lại cơ sở sản xuất và người đại diện tại Mỹ với cục quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) để được cấp mã số mới.
Có 3 mối nguy quan trọng mà các mặt hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam thường gặp là: mối nguy về sinh học (bao gồm ký sinh trùng và vi khuẩn gây bệnh); mối nguy về hóa học (phóng xạ, thuốc trừ sâu và dư lượng thuốc, độc tố tự nhiên, phân hủy thực phẩm, phụ gia, chất tạo màu không được sử dụng, các chất gây dị ứng thực phẩm); mối nguy vật lý (nhiễm bẩn thủy tinh hoặc kim loại);
Một số giấy phép yêu cầu bắt buộc khi xuất khẩu gồm có: HACCP, GAP, FDA …

Tiêu chuẩn xuất khẩu cà phê sang Châu Âu

thị trường châu âu
EU là thị trường tiêu thụ nhiều cà phê nhất của Việt Nam, chiếm 40% trong tổng lượng và 38% về tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê. Đức vốn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của cà phê của Việt Nam trong khối EU. Năm 2019, quốc gia này nhập khẩu gần 367 triệu USD cà phê Việt Nam. Sản phẩm cà phê phải đảm bảo không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo tất cả các quy định hết sức khắt khe của thị trường khó tính này.
Tiêu chuẩn phổ biến thường được yêu cầu là khi xuất khẩu là chứng nhận Global Gap: Global Gap: Tiêu chuẩn cà phê xanh bao gồm: Nguyên liệu nhân giống, Lịch sử lập địa và quản lý địa điểm, Quản lý đất và chất nền, Sử dụng phân bón, Tưới / bón phân, Bảo vệ thực vật, Thu hoạch, Chế biến (áp dụng cho xay xát tại chỗ hoặc thuê ngoài), Quản lý chất thải và ô nhiễm, Tái chế và Tái sử dụng, Môi trường và Bảo tồn cũng như Sau Thu hoạch – Cân bằng Khối lượng và Truy xuất nguồn gốc

Tiêu chuẩn xuất khẩu cà phê sang Nhật Bản

Thị trường Nhật Bản

Nhật Bản nằm trong top 5 thị trường nhập khẩu cà phê của Việt Nam bên cạnh Đức, Mỹ, Ý và Tây Ban Nha. Hầu hết cà phê hạt của Việt Nam là Robusta, nhờ hương vị mạnh, thơm nồng và giá rẻ, cà phê robusta của Việt Nam đang thiết lập sự hiện diện vững chắc tại thị trường Nhật Bản. So với loại Arabica của Brazil có vị ngọt, nhẹ và giá thành cao hơn, loại Robusta của Việt Nam cho vị cà phê đậm hơn và đôi khi hơi đắng. Thị phần cà phê Robusta tăng là do nhu cầu của người tiêu dùng Nhật Bản muốn thử vị cà phê ngon và có giá thành thấp này.
Tiêu chuẩn Global Gap và hữu cơ Organic được các nhà nhập khẩu từ Nhật Bản yêu cầu khi mua cà phê xuất khẩu từ Việt Nam, tuy nhiên tùy theo từng khách hàng riêng biệt, sự khác nhau về văn hóa ngôn ngữ sẽ có những yêu cầu khắt khe khác nhau đặc biệt chú trọng đến tính cam kết, quy trình sản xuất và kèm theo đó là uy tín của đối tác

Tiêu chuẩn xuất khẩu cà phê sang Trung Quốc

Trước đây Trung Quốc được xem là thị trường tương đối dễ tính và nhập khẩu số lượng lớn cà phê từ Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay Trung Quốc đang từng bước chuẩn hóa và siết chặt các quy định về hàng hóa nhập khẩu vào Trung Quốc bao gồm Yêu cầu mã số vùng trồng, mã số cơ sở chế biến, sơ chế, cà phê nhân, cà phê rang xay nguyên chất … ‎‎, mỗi thương nhân sẽ không thể chậm trễ đăng kí với cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc trước khi được phép xuất khẩu cà phê vào thị trường này.
Tháng 4/2021, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ban hành Lệnh số 248 về “Quy định Quản lý đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu”, và Lệnh 249 về “Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu”.

QDCoffee Tuyển dụng tháng 10

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU QDCOFFEE TUYỂN DỤNG: GIÁM SÁT MARKETING & TRUYỀN THÔNG 1. Xây dựng chiến lược, kế hoạch...
spot_img

Bài viết tương tự